GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN QUỲNH NHAI
 

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN QUỲNHNHAI

 

Quỳnh Nhai nằm ở khu vực Tây Bắc củatỉnh Sơn La. Tọa độ địa lý từ 210033'42"đến 2000 01'45 vĩ độ Bắc và 1030029'40” đến 1030029'40"độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Sơn La 62 kmvề phía Tây bắc. Tổng diện tích tự nhiên 105.600 ha. Phía Bắc giáp huyện SìnHồ, Tân Uyên (Lai Châu), phía Tây giáp huyện Tuần Giáo (Điện Biên), phía Đônggiáp huyện Than Uyên (Lai Châu), phía Nam giáp huyện Thuận Châu và Mường La.Trước năm 1908, vùng đất này thuộc châu Quỳnh Nhai, phủ Điện Biên, tỉnh HưngHóa. Từ năm 1948-1953, Quỳnh Nhai thuộc Liên khu Việt Bắc; từ năm 1953-1955,thuộc khu Tây Bắc; từ năm 1955-1962, thuộc khu tự trị Thái Mèo; từ năm1962-1975, thuộc khu Tây Bắc. Sau khi khu giải thể, Quỳnh Nhai là huyện thuộctỉnh Sơn La. Với truyền thống anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, cần cù sángtạo trong xây dựng quê hương. Trải qua các thời kỳ cách mạng hào hùng của dântộc, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dâncác dân tộc trong huyện đã lập lên những chiến công oanh liệt và có bước trưởngthành vượt bậc về mọi mặt, đạt được những thành tích xuất sắc, góp phần tô thắmtrang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Quỳnh Nhai là huyện vùng cao tỉnh SơnLa, chiếm lấy một vùng đất riêng trong thung lũng rộng lớn được bao bọc bởi lònghồ sông Đà và những dãy núi cao sừng sững, những cụm rừng xanh rì ngút ngàn. Độcao trung bình so với mặt nước biển là 800m - 900m, cao nhất là đỉnh Khâu Pùm1.823m.           

Trước ngày 21/02/2011, huyện QuỳnhNhai có 13 đơn vị hành chính, 185 bản; thực hiện Nghị quyết 10/NQ-CP ngày21/02/2011 của Chính phủ, huyện Quỳnh Nhai hiện có 11 đơn vị hành chính (11 xã):Cà NàngChiềng BằngChiềng KhayChiềng KhoangChiềng ƠnMường ChiênMường GiàngMường GiônMường SạiNậm ÉtPá Ma Pha Khinhvới 109 bản, xóm. Trong đó có 01 xãvùng I, 08 xã vùng II và 02 xã vùng III.

Dân số 65.155 nhân khẩu với 14.338 hộ (năm 2018),huyện có 07 dân tộc cùng đoàn kết chung sống. Trong đó tỷ lệ dân tộc Thái chiếm80,9%, dân tộc Kinh 3,6%, dân tộc Mông 4,6%, dân tộc Kháng 5,9%, dân tộc La Ha2,8%, dân tộc khác 2,2%.

Quá trình thành lập huyện và nhữngthay đổi địa giới, tên gọi qua các thời kỳ: QuỳnhNhai được biết đến là địa bàn có con người cư trú sớm, thời Hùng Vương thuộc bộTân Hưng, thời Lý thuộc lộ Đà Giang, thời Trần thuộc châu Ninh Viễn, thời Lêthuộc trấn Gia Hưng, khoảng giữa thể kỷ XV, châu Quỳnh Nhai thuộc phủ An Tây,đến triều Nguyễn thuộc tỉnh Hưng Hóa.

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 29 -4 - 1955, Trung ương Đảng thành lập Khu Tự trị Thái - Mèo (không có cấptỉnh),  Quỳnh Nhai là một châu trực thuộcKhu. Trải qua quá trình phát triển đến năm 1962, Khutự trị Thái – Mèo được đổi tên thành khu tự trị Tây Bắc, lập lại 3 tỉnh trựcthuộc khu là Sơn La, Nghĩa Lộ và Lai Châu, Quỳnh Nhai là một châu thuộc tỉnhSơn La.

Từ năm 2006 đến năm 2010, thực hiện chủ trương củaĐảng và Nhà nước về khởi công công trình nhà máy thủy điện Sơn La - nhà máythủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam Á,Quỳnh Nhai là một trong 3 huyện của tỉnh Sơn La phải di chuyển dân ra khỏi vùnghồ thủyđiện. Huyện đã xây dựng 10 khu tái định cư với 84 điểm TĐC tập trungnông thôn và xen ghép, 12 điểm TĐC đo thị cho các hộ tái định cư. Năm 2009,Quỳnh Nhai chuyển khu trung tâm huyện lỵ từ xã Mường Chiên đến Phiêng Lanh xã MườngGiàng trên trục đấu nối quốc lộ 279 với tỉnh lộ 107 (Sơn La) nay là quốc lộ 6B,cách huyện lỵ cũ (nay thuộc phần lòng hồ thủy điện Sơn La) khoảng 30 km vềphía hạ lưu sông Đà, cách thành phố Sơn La 62 km về hướng Bắc. Đồng thời, huyện cũng di chuyển9 xã, 99 bản và 8.435 hộ dân, gần 40.000 nhân khẩu đến địa điểm mới.

Toàn cảnh trung tâmhuyện Quỳnh Nhai

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH:

Địa hình Quỳnh Nhai chia thành nhữngvùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau bị chia cắt nhiều, diện tích đất cóđộ cao 160 chiếm 89,2%. Địa hình trùng điệp với nhiềudãy núi cao và mặt hồ chạy dài theo hướng Bắc – Nam, tạo cho Quỳnh Nhai mộtcảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Phía Tây Bắc trung tâm huyện QuỳnhNhai

1. Khí hậu:Có hai tiểu vùng khác nhau, tiểu vùng cao mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới,thời tiết mát và thường có sương muối vào tháng giêng, tháng hai; tiểu vùngthấp (các xã dọc sông Đà) mang khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưanhiều.

2. Đặc điểm:Huyện có lòng hồ thủy điện Sơn La được hình thành trong quá trình khởi công xâydựng nhà máy thủy điện, diện tích mặt nước vùng lòng hồ 10.527,4 ha.

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Tài nguyên đất: Tổng diệntích 105.600ha. Trong đó đất nông nghiệp 18.367,75 ha, chiếm 17,39% tổng diệntích tự nhiên; đất lâm nghiệp 42.690,04ha, chiếm 40,43%; đất chuyên dùng11.042,68ha, chiếm 10,44%; đất ở 73,25h, chiếm 0,07%; đất chưa sử dụng31487,45ha, chiếm 29,81%.

2. Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 66.240 ha, chiếm 62,7% tổng diệntích tự nhiên của huyện, diện tích đất có rừng 40.918 ha, trong đó rừng trồng 1.239 ha, độ chephủ của rừng đạt 38,75%. Rừng Quỳnh Nhai phong phú về loài động thực vật, trongđó có nhiều loại quý hiếm như nghiến, trai, lát và nhiều cây dược liệu. Ngoàira rừng Quỳnh Nhai còn cung cấp giá trị về dịch vụ môi trường rừng như chốngxói mòn đất, chống bồi lắng lòng sông, lòng hồ, cung cấp nguồn nước phục vụsinh hoạt và sản xuất.

3. Tài nguyên khoáng sản: Có hai mỏ than ở xã Mường Chiên và Pá Ma Pha Khinh cótrữ lượng nhỏ khoảng 578.000 tấn, chủ yếu là than mỡ. Ngoài ra còn có đá vôi,cát, sỏi.

III. KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Về kinh tế: Ngàynay kinh tế của huyện Quỳnh Nhai có sự chuyển biến, tăng trưởng khá, cơ cấukinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa phát huy lợi thế, gắnvới thị trường. Nhiều mô hình kinh tế sản xuất hiệu quả đang được triển khainhân rộng như: Trồng cây dược liệu (Sa nhân), trồng cây ăn quả trên đất dốc,nuôi bò nhốt chuồng, chăn nuôi lợn nái sinh sản, nuôi trồng thủy sản, thủy cầmtrên lòng hồ thủy điện… Giá trị sản xuất trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 ướcđạt 12.719.6 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 3.704,8 tỷ đồng; Năm2018, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện có gần 416.000 con; Về nuôi trồngthủy sản: là huyện thuộc vùng lòng hồ thủy điện Sơn La nên huyện đã tận dụng hơn10.500 ha mặt nước lòng hồ để nuôi thủy sản, thủy cầm, hiện toàn huyện có 63HTX, trong đó có 46 HTX thủy sản, tham gia nuôi trên 6.000 lồng cá, sản lượngcá nuôi và khai thác đánh bắt đạt 2.130 tấn; Về thương mại dịch vụ: tổng mứcbán lẻ hành hóa ước đạt 509,67 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 96 tỷđồng, các hoạt động xúc tiến thương mại tiếp tục được triển khai, thực hiện.Mạng lưới giao thông được tăng cường đầu tư, đến nay 11/11 xã đã có đường ô tôgiao thông đi lại bốn mùa; 84/84 điểm tái định cư tập trung nông thôn đã đượcđầu tư, các tuyến đường giao thông đến bản cơ bản đạt theo tiêu chí nông thônmới. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 22 triệu đồng/người/năm. Toànhuyện có 04/ 11 xã đạt chuẩn xã Nông thôn mới (xã Mường Giàng, Chiềng Bằng,Mường Chiên và Pá Ma Pha Khinh), phấn đấu đến năm 2020 có từ 6 – 7 xã đạtvà cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới

Hợp tác xã thủy sản

 Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Sông Đà

Mô hình nuôi vịt trời thương phẩm

2. Lĩnh vực xã hội:

2.1 Giáo dục - đào tạo:

- Mạng lưới trường lớp phát triển; (Năm học 2018 - 2019 toàn huyện có 38 đơn vị trường trong đó: 15 trườngMầm non (01 trường tư thục), 06 trường Tiểu học; 9 trường tiểu học và THCS; 5trường THCS; 02 Trường THPT; 01 PTDT nội trú. Chất lượng giáo dục không ngừngđược nâng lên; huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học xóa mùchữ năm 1999; phổ cập giáo dục trung học cơ sở tháng 12 năm 2006; phổ cập giáodục tiểu học đúng độ tuổi tháng 12 năm 2007 và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻem 5 tuổi vào tháng 5 năm 2014, tính đến nay 11/11 xã tiếp tục duy trì phổ cậpgiáo dục ở các bậc học gồm phổ cập THCS, phổ cập TH đúng độ tuổi và giáo dụcmầm non cho trẻ dưới 5 tuổi. Toàn huyện có 15 trường đạt chuẩn quốc gia

 

2.2 Y tế: Toànhuyện có 01 Bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm y tế, 11/11 xã có trạm y tế, 100%xã có Bác sĩ, bình quân 0,72 bác sĩ /vạn dân, 08/11 xã đạt tiêu chí quốc gia vềy tế xã, 188/196 bản, xóm có nhân viên y tế hoạt động. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻem dưới 5 tuổi ước đạt 15%.

Phấn đấu đến nắm 2020 tỷ lệ hộ nghèo(theo chuẩn hiện hành) còn dưới 17%; tỷ lệ hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa76%; tỷ lệ hộ được dùng điện sinh hoạt đạt 95%; tỷ lệ hộ được nghe đài tiếngnói Việt Nam đạt 92%; tỷ lệ hộ được xem truyền hình đạt 90%; tỷ lệ hộ được dùngnước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,5%; 100% cơ quan, đơn vị, trường học, xã,bản, xóm đạt và cơ bản đạt tiêu chuẩn 4 không về ma túy; duy trì 100% số xã đạttiêu chuẩn phù hợp với trẻ em.

2.3 Văn hóa, thể dục, thể thao, dulịch.

- Đời sống văn hóa và phong tục tập quán: Hiệnnay, dân số huyện Quỳnh Nhai có 65.155 người (năm 2018). Người Tháichiếm đa số với tỷ lệ 80,9%; còn 19,1% là dân tộc khác, mỗi dân tộc có đặc điểmphong tục tập quán riêng. Những nét văn hóa truyền thống được giữ gìn và pháthuy như các điệu múa, âm thanh các nhạc cụ như đàn tính tảu, hồ nhị ...đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch - Chứng nhận: Nghệ thuật xòe Thái SơnLa - Được đưa vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia (năm 2015); Chủtịch nước công nhận 03 nghệ nhân văn hóa dân gian, góp phần làm phong phú khotàng văn hóa văn nghệ, nghệ nhân các dân tộc Việt Nam.

 

Điệu múa nón thái do đội văn nghệ bảnNghe Tỏng thể hiện

 Các đội văn nghệ biểu diễn trong các sự kiệncủa huyện

 Vòng xòe đoàn kết

 

2.4 Di tích lịch sử, văn hóa, cảnh đẹp:

- Di tích lịch sử cây đa Pắc Ma (đã được phê duyệtdi tích lịch sử theo Quyết định số 1011/QĐ-UBND ngày 28/4/2016 của Chủ tịchUBND tỉnh Sơn La: Cách đây 63 năm về trước, cây đa Pắc Ma thuộc bảnPắc Ma, xã Pắc Ma huyện Quỳnh Nhai, là cây mọc tự nhiên cách đường liên tỉnh171 khoảng 300m trên một quả đồi. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp,huyện Quỳnh Nhai có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự là bàn đạp vữngchắc cho Đoàn quân Tây tiến chọc thủng phòng tuyến sông Đà vào giải phòng LaiChâu. Cây đa là một chứng tích thắng lợi của bộ đội ta trong chiến dịch TâyBắc năm 1952, nhân dân địa phương thường gọi là cây đa Pắc Ma. Hiện naycây đa vẫn vươn cao sức sống trên đồi, xung quanh mênh mông sông nước vùng lònghồ thủy điện Sơn La.

Toàn cảnh cây đa Pắc Ma, xã Pá Ma Pha Khinh

 Cây đa PắcMa

- Công trình văn hóa tín ngưỡng: CóĐền thờ Linh Sơn - Thủy từ và Nàng Han; vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc QuỳnhNhai phải di chuyển dân tái định cư thủy điện Sơn La. Đầu năm 2012 để bảo tồnvà phát huy những giá trị văn hóa tâm linh có từ lâu đời của nhân dân các dântộc, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân trên địa bàn, huyện đã phục dựnglại Đền cách trung tâm huyện khoảng 05km góp phần làm phong phú kho tàng vănhóa phi vật thể của các dân tộc Việt Nam. Đền thờ được khánh thành vào ngày15/5/2012.

 Đền thờ LinhSơn - Thủy Từ  và Nàng Han

2.5 Về cảnh đẹp:

Với cảnh đẹp kiến tạo tự nhiên nên địa hình trùngđiệp với nhiều dãy núi cao nhấp nhô, uốn lượn dưới chân là mặt hồ chạy dài theohướng Bắc - Nam nằm ở bên trái của lòng hồ sông Đà tạo nên một cảnh quan thiênnhiên hùng vĩ; bên cạnh những dãy núi cao là dãy núi thấp uốn lượn xen dần cácthung lũng nhỏ hẹp. Giữa lòng hồ là các đảo nhỏ.

Diện tích mặt hồ thủy điện Sơn La là địa điểm lýtưởng cho những du khách thích khám phá cảnh sông núi, mặt hồ rộng, cảnh vậtrất đẹp với những dãy núi hùng vĩ soi bóng xuống mặt nước rộng mênh mông.

Các dãy núi và đảo nhỏ lòng hồ thủy điện Sơn La

- Cây Cầu Pá Uôn: Được Tổchức Kỷ lục Việt Nam xác nhận cầu có trụ cao nhất, cầu Pá Uôn bắc qua hồ sôngĐà là cây cầu có trụ cao nhất Việt Nam, nằm trên Quốc lộ 279 (thuộc địaphận xã Chiềng Ơn huyện Quỳnh Nhai). Đây là tuyến giao thông huyết mạch nốiSơn La với các tỉnh Tây Bắc khác như Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai. Cầu cótổng chiều dài 1.418m, chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông lên đến caođộ mặt cầu là 103,8m. Hàng năm Lễ hội đua thuyền truyền thống được tổ chức tạichân cầu. 

 

Cầu Pá Uôn

- Cột mốc đánh dấu huyện lỵ Quỳnh Nhai cũ: Đượcxây dựng trên đồi Truyền hình thuộc xóm 3 xã Mường Chiên huyện lỵ Quỳnh Nhaicũ, sau khi Nhà máy thủy điện Sơn La đóng đập tích nước lòng hồ, với diện tích80m2, phần kiến trúc bố trí biểu tượng đặc trưng của văn hóa củahuyện Quỳnh Nhai.

Cột mốc đánh dấu huyện Quỳnh Nhai cũ

2.6 Về danh lam thắng cảnh: Chưa đượcđược xếp hạng, đang lập hồ sơ nghiên cứu, theo Quyết định số 1011/QĐ-UBND ngày28/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La về phê duyệt danh mục di tích lịch sử -văn hóa danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La đến hết năm 2015.

- Di tích danh thắng Na Lóm xã Chiềng Khay

- Di tích danh thắng Thẳm Mường xã Chiềng Khay

- Di tích danh thắng Mái đá Thẳm Đán Mom xã ChiềngKhay.

3. Lễ hội:

- Là quê hương của Lễ hội "Kin Pang thencủadân tộc dòng Thái Trắng: Lễ hội mang tính cộng đồng cao với hình thức diễnsướng dân gian độc đáo; cầu phúc lộc cho làng, bản, dòng họ, gia đình và cáccon nuôi của Then đến tạ lễ. Thời gian tổ chức Lễ Kin Pang Then thường vàotháng Chạp hoặc Riêng hàng năm.

- Lễ hội Gội đầu của dân tộc Thái: Làlễ hội có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của bà con dân tộcThái, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái mang tính nhân văn sâusắc thân thiện con người với thiên nhiên. Khi hết một năm cũ chuẩn bị bước vàonăm mới mọi người trong thôn bản đều phải gội đầu để rửa trôi những cái vất vả,bệnh tật, điều không may mắn của năm cũ, tống tiễn tai ương, nhọc nhằn, bệnhtật xuôi theo dòng nước (sông, suối), cầu mong năm mới tốtlành, gặp điều hay, làm ăn phát đạt. Lễ hội được tổ chức vào buổi trưa ngày 30tết (hay còn gọi là ngày cuối cùng của năm cũ).

Lễ hội gội đầu

- Lễ hội đua thuyền truyền thống của dân tộc Thái: Làmột hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng hết sức độc đáo và ý nghĩa lớn trongviệc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc,cũng là lễ hội đặc trưng của cư dân vùng sông nước bên dòng sông Đà hùng vĩ,thể hiện sức mạnh chinh phục thiên nhiên, duy trì nét đẹp và bản sắc văn hóatruyền thống, tạo bầu không khí thi đua sôi nổi, đoàn kết dân tộc được tổ chứcvào ngày (Mồng 10 tháng Giêng) hàng năm dưới chân Cầu Pá uôn.Bên cạnh nội dung đua thuyền, các trò chơi dân gian cũng được tổ chức trên bờđể tạo không khí sôi động cho người tham gia.

Lễ hội đua thuyền

- Lễ cúng vía trâu của dân tộc Thái: Vớiquan niệm con trâu là đầu cơ nghiệp của người nông dân, họ quan niệm sau mỗi vụmùa màng cày bừa mệt nhọc, hàng năm cứ đến 14 tháng 7 Âm lịch, là tết “Xíp xí”,trước khi sẽ tổ chức ăn tết "Xíp xí" nông dân làm lễ cúng vía trâu,để chuẩn bị thả trâu vào rừng khu chăn nuôi đãđược bản khoanh vùng và quy định, cầu mong cho con trâu trong thời gian thảtrong rừng luôn mạnh khoẻ, không gặp nạn, chó sói, hổ ăn thịt, bệnh tât. Đếnmùa sản xuất người dân lại đi tìm trâu về, tiếp tục cầy cấy cho vụ tiếp theo.

- Lễ hội “Kin Pang ả” của dân tộc Kháng: Đâylà Lễ hội  thể hiện lòng biết ơn đối với Thầy cúng, thầy mo của nhữngngười đã được Thầy mo cầu cho mọi điều tốt lành trong cuộc sống thường ngày.Được tổ chức vào tháng Chạp hoặc Riêng hàng năm.

- Lễ hội “Xên bản, xên mường”của dân tộc Thái: Vớiquan niệm của người dân là đất có thổ công, sông có hà bá, con người sống cócộng đồng, dân cư, họ hàng, thành lập nên bản mường, để an cư lập nghiệp lâudài. Chính vì vậy người ta tổ chức Lễ “Sên bản, Sên mường”cầu mong cho các thầnlinh phù hộ cho làng bản, cộng đồng người dân trong bản được mạnh khoẻ, bìnhan, hành phúc, làm ăn phát đặt, mùa màng bội thu. Tưởng nhớ đến những người đãcó công khai phá xây dựng bản mường từ xưa, tạ ơn các thần linh, thần sông,thần núi. Được tổ chức vào tháng Chạp hoặc Riêng hàng năm.

- Lễ cấp Sắc của dân tộc Dao Đỏ: Lànghi lễ truyền phép thuật cho những người đàn ông làm chủ trong gia đình để sẵnsàng trừ ma diệt quỷ và được gọi là lễ Cấp sắc. Trong sinh hoạt xã hội và giađình của người Dao “Cấp sắc” là một tục lệ phổ biến và bắt buộc tất cảđàn ông Dao đều phải qua lễ này, thậm chí lúc còn sống chưa được cấp sắc saukhi qua đời con cháu phải làm lễ cho. Lễ cấp sắc thường được tổ chức vào nhữngtháng cuối năm, hoặc đầu năm mới vì đây là thời điểm nông nhàn của công việcsản xuất đồng áng, cho đến nay nghi lễ vẫn được duy trì và phát huy.

4. Xây dựng kết cấu hạ tầng:

- Hệ thống đường bộ với tổng chiều dài đường bộ là1.269,3km, trong đó đường Quốc lộ 72,5km; đường tỉnh 39,5km; đường huyện114,5km và còn lại là đường tuyến xã 1.042,8km.

- Đường thủy: Quỳnh Nhai nằm trong vùng lòng hồthủy điện Sơn La với tổng diện tích mặt hồ trên 10.500ha, tổng chiều dài dọcvùng lòng hồ khoảng 65km.

- Cấp thoát nước đô thị: Tại khu Phiêng Lanh, khuPhiêng Nèn đã được đầu tư đồng bộ bằng nguồn vốn di dân tái định cư Dự án thủyđiện Sơn La.

- Hạ tầng điện: Có 192/ 196 bản thuộc 11 xã có điệnlới quốc gia.

IV. TIỀM NĂNG DU LỊCH

Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Sơn La đếnnăm 2020, huyện Quỳnh Nhai được dự kiến là trọng điểm phát triển du lịch củatỉnh. Các cụm du lịch của huyện Quỳnh Nhai đã được xác định trong quy hoạch vàcho là cụm có tiềm năng và có vai trò quan trọng trong tương lai.

Tài nguyên du lịch ở Quỳnh Nhai được xác định là dulịch nghỉ dưỡng, vui chơi - giải trí - tham quan cảnh quan sinh thái vùng lònghồ, du lịch thể thao nước trên vùng hồ và du lịch văn hóa cộng đồng, theo Nghịquyết số 19-NQ/TU ngày 01/4/2013 của Tỉnh hủy Sơn La về phát triển du lịch đếnnăm 2020 và tầm nhìn 2030; Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 26/3/2008 của UBNDtỉnh Sơn La về phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch  tỉnhSơn La giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020.  

Du lịch Quỳnh Nhai đang bắt đầu có dấu hiệu khởisắc. Từ năm 2011, huyện đã tổ chức một số lễ hội lớn, thu hút được rất đôngkhách du lịch trong và ngoài tỉnh đến tham quan.

Tiềm năng khoáng sản phục vụ du lịch:Theo khảo sát, nguồn khoáng sản nước nóng trên địa bàn huyện tập trung chủ yếuở xã Mường Chiên. Tại Mường Chiên có 03 mạch nước nóng chính nằm ở bản Quyền,cả 03 mạch nước nóng ở đây có lượng nước tương đối dồi dào bốn mùa trong nămvới nhiệt độ trung bình 20 - 300c  đây là tiềm năng rất lớn đểQuỳnh Nhai khai thác phục vụ phát triển duc lịch, đặc biệt là loại hình du lịchnghỉ dưỡng.

Tiềm năng du lịch vùng lòng hồ: Lợithế hơn 10.500ha diện tích mặt hồ, cảnh quan thiên nhiên lòng hồ thủy điện, dâncư đa sắc tộc, đa văn hóa, hầu hết còn nguyên sơ, chưa bị ảnh hướng của sự pháttriển. Mặt khác nằm trong vùng tam giác Tây Bắc nối liền hai điểm Lào Cai vàĐiện Biên tạo nên một quần thể du lịch đa dạng phong phú.

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Giai đoạn 2015-2020, Quỳnh Nhai tiếptục tập trung sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư tạo bước chuyển biến mạnhmẽ, tăng trưởng kinh tế bền vững. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, trọng tâm làphát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; từng bước nâng cao đờisống vật chất, tinh thần cho nhân dân; xây dựng xã hội ổn định, phát triển,giàu bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm quốc phòng - an ninh. Thực hiện hiệu quảĐề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư Dự án thủyđiện Sơn La; Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu Quốcgia giảm nghèo và các Chương trình mục tiêu quốc gia khác... phấn đấu nâng giátrị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 12.719 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân cả giai đoạn từ 10-12%/năm; tổng thu ngân sách trên 3.221 tỷ đồng(thu trên địa bàn ít nhất 65,9 tỷ đồng); tổng vốn đầu tư toàn xã hội 3.704 tỷđồng; giải quyết việc làm cho 12.655 người; giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 17%.

Đẩy mạnh phát triển sản xuất, trọngtâm là phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Thực hiệncó hiệu quả Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cưDự án thủy điện Sơn La; chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mụctiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình mục tiêu quốc gia khác nhằm thựchiện tốt chính sách hỗ trợ đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Lĩnh vực khuyến khích đầu tư chủ yếu:

Khuyến khích đầu tư cho hoạt độngphát triển sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất công nghệ cao trong lĩnh vựctrồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tưxây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm tiêu thụ đầu ra và nângcao giá trị sản xuất nông nghiệp.

Khuyến khích đầu tư xây dựng kết cấuhạ tầng ngành thương mai, dịch vụ du lịch: các siêu thị, nhà hàng, ẩm thực,phương tiện, khu vui chơi, giải trí phục vụ cho hoạt động du lịch phát triển.

Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất,sửa chữa cơ khí và hoạt động chuyển giao công nghệ khoa học.

Khuyến khích đầu tư, thực hiện xã hộihóa lĩnh vực giáo dục, đào tạo; lĩnh vực khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cộngđồng và các hoạt động khác trên địa bàn huyện.

 

Văn phòng HĐND - UBND huyện Quỳnh Nhai

Tác giả: Văn phòng HĐND và UBND huyện Quỳnh Nhai
Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập